Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016
Miền Trung của nước ta là một mảnh đất nhỏ hẹp và khắc nghiệt về tự nhiên nhưng có một chiều dài lịch sử đấu tranh và dựng xây đất nước đáng khâm phục và tự hào.
Nét chung của du lịch các tỉnh miền Trung có đủ loại hình từ biển xanh hiền hòa đến núi cao mây phủ và rừng quốc gia bạt ngàn, từ những di vật và địa danh xưa của người Chăm đến di tích Cố Đô, rồi di tích lịch sử cách mạng.
Di tích và thắng cảnh cứ đan xen với nhau, hòa hợp với nhau làm nên bao chùm điểm du lịch thơ mộng và thi vị. Với những điểm du lịch nổi tiếng như thế cho nên miền Trung có rất nhiều lễ hội, sự kiện văn hóa và tiêu biểu nhất đó chính là Festival Huế.
Là một trong những lễ hội lớn, Festival Huế với nhiều chương trình lễ hội cộng đồng được tái dựng với một không gian rộng lớn cả trong và ngoài thành phố, góp phần làm sống lại các giá trị văn hóa của Huế.
Festival Huế đầu tiên có tên là Festival Việt-Pháp được tổ chức năm 1992. Cho đến năm 2000 thì đổi tên là Festival Huế.
Festival Huế được tổ chức 2 năm một lần, là một sự kiện văn hóa lớn được tổ chức tại Huế vào các năm chẵn nhằm mục đích tôn vinh các di sản văn hóa Huế.
Festival Huế quy tụ các chương trình nghệ thuật tiêu biểu, đặc trưng cho những vùng văn hóa và các thành phố cố đô của Việt Nam, giới thiệu nghệ thuật ca múa nhạc cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo của Huế; các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại chất lượng cao của của trên 30 quốc gia đến từ 5 châu lục diễn ra hàng đêm tại các sân khấu ở Đại Nội, Cung An Định và các sân khấu cộng đồng khắp các vùng thị trấn vùng xa của tỉnh TT Huế, và các chương trình biểu diễn giao lưu đặc biệt dành cho những người không có điều kiện tham dự Festival đang ở tại các bệnh viện, nhà máy...
Festival Huế tiếp tục tái hiện nhiều lễ hội cung đình độc đáo, các hoạt động văn hóa cộng đồng phong phú, đa dạng diễn ra liên tục trong 9 ngày đêm, với sự tham gia của đông đảo của lực lượng nghệ sĩ, diễn viên và công chúng: bao gồm các cuộc triển lãm, trưng bày, nghệ thuật thả Diều Huế, thư pháp, các hoạt động nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật âm nhạc – mỹ thuật đường phố, hội thảo khoa học, hội chợ thương mại quốc tế; hoạt động thể dục thể thao, ẩm thực, tour, tuyến du lịch … sẽ thu hút đông đảo khách du lịch và công chúng tham dự cả ngày lẫn đêm.
Thành phố Huế còn phục dựng những lễ hội khác như: Tái hiện lễ hội Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung, tổ chức lễ hội thi Tiến sĩ võ, khai thác không gian văn hóa tại khu Hổ Quyền - Voi Ré...
Năm 2016, Festival Huế lần thứ 9 tiếp tục là nơi quy tụ, gặp gỡ đặc sắc của những chương trình nghệ thuật đại diện và mang dấu ấn của những nền văn hoá khác nhau trên thế giới.
Diễn ra từ 29/4-4/5/2016, FESTIVAL HUẾ LẦN THỨ IX – 2016 có chủ đề “710 NĂM THUẬN HOÁ – PHÚ XUÂN – THỪA THIÊN HUẾ, DI SẢN VĂN HOÁ VỚI HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN”
Được tổ chức quy mô quốc gia và quốc tế, gắn với các sự kiện lịch sử văn hóa của Thừa Thiên Huế như: Kỷ niệm 710 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế; 380 năm Đô thị Huế.
Đồng thời, kết hợp tốt các hoạt động văn hóa, du lịch, nghệ thuật và lễ hội có tính cộng đồng cao, mới lạ, hấp dẫn, có sức thu hút mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tiếp tục khẳng định thương hiệu Festival Huế đã được xây dựng qua các kỳ Festival gần đây.
Những chương trình sẽ diễn ra tại Festival Huế lần thứ 9 bao gồm:
+ Lễ Khai mạc và biểu diễn nghệ thuật (gắn với “Kỷ niệm 710 năm Thuận Hóa Phú Xuân - Thừa Thiên Huế”;
+ Biểu diễn của Nhạc sĩ Yanni cùng các đơn vị nghệ thuật Việt Nam và quốc tế tại Quảng trường Ngọ Môn - Kỳ Đài, Huế);
+ Đêm Hoàng Cung (có dạ nhạc tiệc);
+ Chương trình “Huyền thoại phương Đông” với sự tham dự của Nhạc sĩ Kitaro tại Ngọ Môn - Kỳ Đài, Huế;
+ Đêm nhạc DJ có sự tham gia của Nghệ sĩ Tisetto tại Sân vận động Tự Do, Huế;
+ Chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật quốc tế và trong nước hằng đêm tại Đại Nội, Quảng trường Ngọ Môn, Cung An Định, Bia Quốc học;
+ Chương trình Nhạc nước trên sông Hương tại Công viên Gia Hội (phường Phú Cát, Huế);
+ Lễ hội đường phố;
+ Chương trình nghệ thuật Bế mạc tại Quảng trường Ngọ Môn - Kỳ Đài, Huế.
Trong khuôn khổ Festival Huế lần thứ 9 còn diễn ra một số chương trình khác (trước, trong và sau Festival Huế 2016) như:
+ Gặp mặt, giao lưu trước khai mạc (Pre-opening) tại Vườn Cơ Hạ - Đại Nội, Huế;
+ Chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn; Lễ hội “Hương xưa làng cổ”;
+ Lễ hội “Chợ quê ngày hội”; Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Hương;
+ Lễ hội Diều;
+ Hội chợ thương mại quốc tế; Liên hoan ẩm thực và một số trưng bày, triển lãm mỹ thuật;
+ Một số hoạt động nghệ thuật của Học viện Âm nhạc Huế và Trường Đại học Nghệ thuật Huế.
Từ những lễ hội này, có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống đang dần hồi phục, tạo được dấu ấn riêng khá rõ và góp phần làm giàu thêm cho vùng đất Cố Đô.
Bạn hãy một lần đến với xứ Huế để cảm nhận và hòa mình vào lễ hội truyền thống này.
Về TravelSmart
Nơi chia sẻ những thông tin, tuyến điểm, sự kiện du lịch hot trong và ngoài nước. Các sự kiện này được được cập nhật hằng ngày và nhanh nhất để bạn có thể trải nghiệm.
Bài đăng nổi bật
10 điểm khác biệt giữa ngày Tết ở Sài Gòn và Hà Nội
Tết ở Sài Gòn dường như đơn giản, "Tây" hơn ở Hà Nội. Người Sài Gòn thích đi du lịch còn ở Hà Nội lại thích sum họp gia đình. Ở ...
Bài xem nhiều
-
Tết ở Sài Gòn dường như đơn giản, "Tây" hơn ở Hà Nội. Người Sài Gòn thích đi du lịch còn ở Hà Nội lại thích sum họp gia đình. Ở ...
-
Rio Carnival là lễ hội đường phố tràn ngập âm nhạc và những vũ điệu samba quyến rũ và hấp dẫn bậc nhất tại Brazil. Lễ hội đường phố Rio ...
-
Tuyết sẽ chính thức ghé thăm Nhật Bản từ tháng 1 – tháng 2. Đặc biệt, một số nơi ở phía Bắc như Hokkaido hay vùng Tohoku sẽ nếm trải cái...
-
Venice , tên của một thành phố rất xinh đẹp và lãng mạn, vốn đã rất quen thuộc đối với hầu hết du khách yêu thích đất nước Ý. Mặc dù vào...
-
Miền Trung của nước ta là một mảnh đất nhỏ hẹp và khắc nghiệt về tự nhiên nhưng có một chiều dài lịch sử đấu tranh và dựng xây đất nước đá...
-
Du lịch phần lớn là niềm đam mê của tất cả mọi người nhưng liệu bạn có phải là người sinh ra để đi du lịch không? Thích lên kế hoạch cho...
-
Chùa Hương là một Danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử văn hoá, tín ngưỡng nổi tiếng của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung. ...
-
Đi du xuân, vòng quanh đường hoa và thưởng ngoạn hoa tết là một nét đẹp của mỗi mùa Xuân. Và năm nay hãy cùng Foody tổng hợp những hội hoa...
-
Từ ngày 12-14/3, đến Buôn Đôn (Đắk Lắk), bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội đua voi cùng những tập tục văn hóa độc đáo của Tây Nguyên. Thủ...
-
Lễ hội tình yêu ở ngôi làng của Romeo và Juliet Nhắc đến thành phố Verona, Italia hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến câu chuyện tình lãn...
Copyright ©
Sự Kiện Du Lịch HOT | Powered by Blogger
Design by Flythemes | Blogger Theme by NewBloggerThemes.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét